Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng mặt bị sưng phải làm sao?

Một khi răng sâu nặng hoặc răng khôn mọc lệch đi thì việc chỉ định nhổ bỏ là điều cần thiết để tránh gây rắc rối cho người bệnh.


Đau nhức, chảy máu hay sưng mặt là những hiện tượng rất bình thường sau khi nhổ răng. Vậy chúng ta phải làm sao khi bị sưng mặt sau khi nhổ răng để có thể giảm đau, giảm sưng một cách nhanh nhất? http://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-duong-ngo-quyen-hoan-kiem/



Hầu như hiện tượng sưng mặt, bầm tím… là một hiện tượng vô cùng bình thường sau khi nhổ răng gây ra, đặc biệt là đối với những trường hợp nhổ răng khôn thì hiện tượng này càng rõ ràng hơn.

Bị sưng mặt sau khi nhổ răng là do chúng ta phải tác động một lực khá lớn vào nướu và xương ổ răng để có thể lấy chiếc răng ra khỏi vị trí của nó. Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng 1 tuần, mức độ sưng mặt sẽ tùy thuộc vào độ khó của ca nhổ răng.

Mức độ sưng mặt sẽ tùy vào độ khó của ca nhổ răng. Thông thường, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau ít hôm khi vết thương khép miệng và lành dần. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và sưng mặt kéo dài quá lâu thì đây có thể là dấu hiệu của một số hiện tượng viêm nhiễm nghiêm trọng mà nhiễm trùng hậu phẫu là một biến chứng thường gặp do bác sĩ thực hiện kỹ thuật không tốt hoặc do quy trình không đảm bảo an toàn.  https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-tien-giang/

Cũng có những trường hợp xảy ra tình trạng viêm ổ răng sau khi nhổ răng. Khi đó, bạn không nên tùy tiện uống thuốc mà nên nhanh chóng gặp bác sĩ để thực hiện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị, tránh những biến chứng sau khi nhổ răng có thể xảy ra.

Để giảm đi hiện tượng sưng mặt sau nhổ răng, các bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà dưới đây Chườm đá lạnh:Sử dụng đá lạnh để chườm vào nơi mặt bị sưng là một cách rất hiệu quả. Cảm giác lạnh sẽ gây tê khi dẫn truyền tín hiệu đến dây thần kinh cảm giác ở hàm, giúp giảm đau và bớt sưng. Bạn cũng có thể dùng nước ấm để chườm lên một bên má sau khi đã chườm lạnh. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút để vừa giúp giảm sưng vừa làm cảm giác đau dần hết đi.

Dùng thuốc kháng sinh: Thông thường, trong đơn thuốc của bác sĩ kê cho bạn sau khi nhổ răng gồm có các loại thuốc như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… Thuốc kháng sinh nên được sử dụng có chọn lọc để kiểm soát nhiễm trùng nha khoa như quy định sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này khi muốn sử dụng cần phải có sự tư vấn đầy đủ của bác sĩ sau khi nhổ răng, bạn không nên tùy tiện mua thuốc ở hiệu thuốc bên ngoài để sử dụng. http://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-ha-noi/

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương tại nhà đúng cách để tránh những biến chứng sau khi nhổ răng cũng như làm cho vết thương được nhanh lành hơn.Tuy nhiên, nhổ răng khôn được xem là một kỹ thuật khó, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau thì mới có thể thành công và hạn chế tối đa những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm, do đó các bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa nhổ răng uy tín, bác sĩ phải có tay nghề cao để quá trình nhổ răng được diễn ra an toàn.

5 thắc mắc thường gặp về nhổ răng số 8

Răng số 8 thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, nên nó còn có tên gọi khác là răng khôn. Những răng khôn này không có bất cứ tác dụng nào đối với chức năng ăn nhai, nhưng lại vô cùng khó khăn trong đối với việc vệ sinh, nên dễ bị ứ đọng thức ăn, dễ gây ra tình trạng sâu răng, viêm nhiễm. Không chỉ có vậy, răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc với răng số 7, dần dần sẽ khiến cho răng này bị tổn thương, thậm chí là bị phá hủy.


Nhổ răng số 8 có gây nên ảnh hưởng nào không?

Phần lớn những răng số 8 thường mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng không tốt đến răng bên cạnh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bởi vậy, hầu hết những răng số 8 này thường được chỉ định nhổ. http://phauthuathamhomom.com/chinh-rang-ho-khong-can-nieng-rang/



Bởi vậy, răng số 8 thường được chỉ định nhổ, và việc nhổ răng không gây ra bất cứ sự thiếu hụt cũng như ảnh hưởng nào đối với hàm răng của bạn.
Nhổ răng số 8 có đau không?

Nhổ răng số 8 có đau đớn không chính là một trong những thắc mắc lớn nhất của khách hàng. Trên thực tế, việc nhổ răng số 8 chỉ là một tiểu phẫu, nó không quá phức tạp và hiện nay, nhiều công nghệ nhổ răng mới được áp dụng khiến cho việc tách nướu, nhổ răng đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, trong quá trình nhổ răng, bác sĩ nha khoa cũng sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, nên bạn hầu như không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Sau quá trình nhổ răng, cảm giác sưng, đau có thể tồn tại nhưng không quá “kinh khủng” như nhiều người vẫn tưởng tượng, và thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. http://phauthuathamhomom.com/co-nen-phau-thuat-ham-ho-khong/
Thời điểm nào tốt nhất cho việc nhổ răng khôn?

Các nha sĩ đã khẳng định rằng, thời điểm tốt nhất để bạn loại bỏ những chiếc răng khôn “đáng ghét” của mình chính là trong khoảng từ 18-25 tuổi, khi chân răng mới được hình thành khoảng 2/3. Với những người trên 35 tuổi, việc nhổ răng sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì lúc này xương đã cứng, đặc hơn rất nhiều.
Có phải 100% răng khôn đều được chỉ định nhổ?

Không phải tất cả các răng khôn đều được chỉ định nhổ. Với những răng quá trình mọc vẫn thẳng, hoàn toàn bình thường, không gây ra những biến chứng thì vẫn có thể giữ lại. Tuy nhiên, nên chú ý đến việc chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ để không gặp phải tình trạng sâu răng.

Bên cạnh đó, với một số bệnh nhân vốn gặp các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch, rối loạn cầm máu… cũng cần được cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định rằng có nên nhổ răng số 8 hay không. http://phauthuathamhomom.com/lam-the-nao-de-rang-het-vau/
Chi phí nhổ răng số 8 có đắt không?

Nhổ răng số 8 hết bao nhiêu chi phí còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của răng. Thông thường, tại các nha khoa uy tín, trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được chụp x-quang để xác định vị trí, cách thức mọc của răng, mức độ phức tạp của ca nhổ… Sau khi xác định được tất cả những yếu tố này, nha sĩ sẽ đưa ra mức giá phù hợp với trường hợp cụ thể của bạn.

Nhổ răng số 8 có đau nhiều không ?

Nhổ răng số 8 có đau không sẽ tùy thuộc vào kỹ thuật nhổ của nha sỹ cũng như quá trình gây tê như thế nào. Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nha sỹ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho bệnh nhân. Thuốc tê thường có tác dụng khoảng 2 tiếng.


Hiện tượng đau nhức chỉ xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng. Thông thường, sau 2 tiếng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy khá đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài khoảng một vài ngày đầu sau khi nhổ răng. Nha sỹ có thể kê cho bạn một số đơn thuốc giảm đau để sử dụng trong một tuần đầu tiên sau khi nhổ răng số 8. http://phauthuatthammyhanquoc.com/nhung-luu-y-khi-chua-cuoi-ho-loi-kem-duyen/



Nếu như sưng nhức diễn ra quá lâu thì tốt nhất bạn nên đến gặp các nha sỹ để được thăm khám lại và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nhổ răng số 8 có đau không và kéo dài bao lâu?

Đau nhức có thể kéo dài nếu như nha sỹ thực hiện nhổ răng không đúng kỹ thuật và xâm lấn quá nhiều đến nướu. Trước kia, nhổ răng được tiến hành chủ yếu với dụng cụ nha khoa là kìm và nạy, giúp nhổ bỏ toàn bộ chân răng cùng lúc nên sẽ gây đau nhức nhiều cho bệnh nhân, đặc biệt nếu nha sỹ thực hiện không đúng kỹ thuật thì dễ gây nên biến chứng về sau. http://phauthuatthammyhanquoc.com/phau-thuat-ham-ho-ket-hop-chua-cuoi-ho-loi-duoc-khong/

Hiện nay, với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cảm giác đau nhức có thể được giảm tối đa sau khi nhổ răng số 8.

Công nghệ mới chỉ sử dụng mũi siêu âm tác động trực tiếp đến hệ thống dây chằng nha chu để làm đứt bộ phận neo giữ răng, máy cắt xương sẽ giúp hỗ trợ nha sỹ lấy răng ra từng phần một cách dễ dàng. Chính bởi ít tác động và xâm lấn đến nướu và cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng sẽ được hạn chế tối đa mà nhờ đó khả năng lành thương cũng diễn ra nhanh hơn. Khi thao tác được thực hiện chính xác với sự hỗ trợ của máy siêu âm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhổ răng không đau nhiều và an toàn tuyệt đối. http://phauthuatthammyhanquoc.com/hinh-tham-my-cuoi-ho-loi/

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome đã được chứng minh mang đến hiệu quả cao khi áp dụng tại Nha khoa cho hàng ngàn bệnh nhân cần nhổ răng hàm số 8 nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Giải pháp cho sâu răng mức độ nặng

Sâu răng diễn biến âm thầm và ban đầu chưa có biểu hiện cụ thể do quá trình mất men răng chưa lớn. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể của sâu răng nặng là tình trạng mất mô răng, tạo nên các lỗ sâu và những cơn đau nhói từng cơn hoặc đau giật cấp buốt lên tận óc nếu tủy bị viêm.

Một trong những bệnh lý răng miệng cơ bản nhất là sâu răng. Theo nghiên cứu thì có tới 65% dân số đã từng một lần mắc chứng sâu răng. Điều trị răng hàm sâu nặng cần được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Sâu răng có liên quan chủ yếu đến một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans. Khi men răng bị mất đi, các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra axít và sống ở môi trường pH thấp, thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Như vậy, sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những lỗ răng sâu màu đen. Đặc biệt đối với răng hàm thì tỉ lệ sâu răng cao hơn răng cửa hay răng nanh do có nhiều rãnh ở mặt nhai, tích tụ mảng bám chứa vi khuẩn mà không thể làm sạch được bằng bàn chải thông thường.

Bảo tồn răng bằng cách hàn trám
Bất kỳ phương pháp điều trị răng sâu nào cũng hướng đến nguyên tắc đầu tiên là bảo tồn cấu trúc thực của răng một cách tối đa. Đặc biệt răng hàm đóng vai trò chính trong ăn nhai, giúp nghiền nát thức ăn. Một khi răng hàm mất đi thì việc ăn nhai sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho dù có trồng răng giả.

Với những trường hợp răng mới chớm sâu thì nha sỹ hoàn toàn có thể điều trị răng sâu bằng cách tái khoáng phần men răng khá đơn giản.

Tuy nhiên, khi cấu trúc của răng đã bị xâm lấn, tổn thương nặng nề thì tốt nhất nên điều trị theo phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ. Nếu tủy vị viêm nhiễm thì điều trị nội nha sẽ được tiến hành đầu tiên để loại bỏ phần tủy bị hoại tử.

Về bản chất thì hàn răng có độ bền kém hơn so với bọc sứ nhưng mức chi phí thấp hơn và thời gian thực hiện cũng được rút ngắn tối đa. Nạo sạch vết sâu là thao tác được tiến hành trước tiên khi muốn trám hay bọc sứ. Đây là cách điều trị răng hàm sâu nặng tốt nhất. Bản chất của nạo vết sâu là làm sạch toàn bộ các mô răng bị bệnh, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, hạn chế nguy cơ gây bệnh trở lại. Thao tác này cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo làm sạch hoàn toàn các mô răng bệnh mà không phạm đến các mô răng khỏe.

Khi vết sâu được làm sạch thì vật liệu trám sẽ được trám bít vào vết sâu để tạo hình lại cho răng. Với trường hợp chân răng còn tốt mà cấu trúc răng đã bị phá vỡ một nửa thì tốt nhất bạn nên thực hiện bọc sứ để bảo vệ phần răng thật bên trong bởi hàn trám dễ bị bong tróc khi ăn nhai. Đây là cách điều trị răng hàm sâu nặng tốt nhất để bảo tồn được răng thật tối đa, giúp bệnh nhân ăn nhai một cách bình thường.

Hiện nay, với công nghệ trám răng Laser Tech và bọc sứ CT 5 chiều thì việc điều trị răng sâu trở nên đơn giản hơn và độ bền chắc của răng khá cao, đảm bảo ăn nhai tốt.
Nhổ bỏ nếu không thể bảo tồn

Với công nghệ nhổ răng không đau hiện đại thì nhổ răng không còn là nỗi lo của bệnh nhân mỗi khi phải điều trị. Thực tế, công nghệ nhổ răng mới này sử dụng hình thức gây tê rất đặc biệt bằng dạng xịt, giúp loại bỏ cảm giác đau nhức tối đa. Sau đó, dụng cụ nạy sẽ giúp lấy răng ra một cách dễ dàng và nhổ răng hàm theo từng phần mà không cần dùng kìm lấy toàn bộ chân răng như kỹ thuật trước kia. Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như là tổn hại tới xương ổ răng.

Sự kết hợp của loại thuốc ibuprofen-paracetamol sử dụng sau khi nhổ răng sẽ có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân trong vòng 72 giờ thay vì 24 giờ như các loại thuốc trước kia.

Phương pháp mới không cần tách nướu do đó có thể hạn chế đau nhức, chảy máu một cách tối đa và thời gian lành thương cũng được chứng minh là nhanh hơn so với các phương pháp khác.

Trong một số trường hợp nhất định, việc nhổ răng hàm bị sâu bắt buộc phải được tiến hành. Khi các mô răng sâu đã bị mất nhiều, cấu trúc răng bị phá vỡ, viêm nhiễm tủy không thể điều trị dẫn đến răng bị lung lay và áp xe xương ổ răng thì điều bắt buộc là phải nhổ răng sâu để bảo tồn các răng kế bên. Việc điều trị răng bằng cách nhổ bỏ hoàn toàn chân răng lúc này là cần thiết khi giữ lại răng khá nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nói chung.

Nên làm gì để cầm máu nhanh sau khi nhổ răng

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ. Em mới nhổ răng khôn từ hôm qua nhưng không hiểu sao đến bây giờ chỗ răng nhổ vẫn ri rỉ máu. Em lo quá không biết là bị làm sao? Liệu có phải là nhổ răng xong vẫn chảy máu là do nhiễm trùng hay không ạ? Mong bác sỹ tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ. (Hoàng Hà – Vũng Tàu).

Trả lời :
Chào bạn Hoàng Hà !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.

Phải làm sao khi nhổ răng khôn bị chảy máu kéo dài?

Chảy máu răng và đau nhức, sưng vùng răng mới nhổ là biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng khôn mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải.
Tuy nhiên, sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút. Bác sỹ thường khuyến cáo bệnh nhân cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút để máu đông. Tình trạng chảy máu kéo dài và chậm đông là những trường hợp bệnh lý như:
+ Bệnh nhân bị bệnh huyết hữu (haemophiliac, haemophilia) vì thiếu yếu tố đông máu factor VII và VIII, đây là bệnh máu không đông bẩm sinh và rất hiếm.
+ Bệnh nhân đang bị cảm sốt có uống thuốc aspirine
+ Bệnh nhân tim mạch đang uống thuốc chống đông máu
+ Bệnh nhân đang trong thời kỳ viêm nhiễm ổ răng và xương hàm đang trong tình trạng nhiễm trùng sẽ làm máu khó đông, trong máu có ít tiểu cầu, tiểu cầu giảm làm thời gian đông máu lâu hơn.
+ Bệnh nhân nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, máu khó đông
nguyen nhan nho rang bi chay mau
Nhổ răng khôn thường gây nên nhiều biến chứng
Tuy nhiên cũng có những trường hợp máu khó đông sau khi chảy máu không phải là do yếu tố bệnh lý mà chủ yếu là do bệnh nhân không cắn chặt bông gòn sau khi nhổ răng khôn hoặc thực hiện ngậm nước muối ngay sau khi nhổ khiến máu không đông được. Bệnh nhân ngậm nước đá ngay vết thương nhổ răng làm máu bị loảng khó đông.
Ngoài ra, răng khôn mọc sâu trong cùng trên cung hàm, nếu như bác sỹ thực hiện không đúng kỹ thuật, nhổ toàn bộ chân răng khôn mà không thăm khám kỹ gây ra viêm nhiễm cục bộ chỗ xương hàm thì tình trạng đau nhức và chảy máu cũng sẽ diễn ra khá lâu. Đây được coi là một biến chứng khi nhổ răng mà tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để thăm khám kỹ lại càng sớm càng tốt và có biện pháp xử trí kịp thời nhất. Nếu để lâu tình trạng chảy máu răng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm hơn.
Bạn nên rút kinh nghiệm nếu như bắt buộc phải nhổ răng thêm. Cần thông báo cụ thể cho nha sỹ tình trạng sức khỏe của mình, có vấn đề gì bất thường hay không. Tốt nhất nên thực hiện ở trung tâm nha khoa uy tín với công nghệ hiện đại. Hiện nay, nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome đang được đánh giá là công nghệ nhổ răng tân tiến nhất hiện nay. Mũi siêu âm chỉ tác dụng lên hệ thống nha chu làm đứt dây chằng giúp cho việc cắt xương răng và lấy răng ra được dễ dàng nhất. Chính do không xâm lấn nhiều đến nướu và chân răng nên hạn chế chảy máu và đau nhức tối đa, giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Cách xử lí khi nhổ răng khôn bị chảy máu

Nhổ răng xong vẫn chảy máu là một trong những biến chứng nguy hiểm và có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bệnh nhân. Nguyên nhân, cách cầm máu sau khi nhổ răng đúng cách, kịp thời sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và sớm ổn định tâm lý cho bệnh nhân.

Việc nhổ răng phải gắn liền với một quy trình nhổ răng đúng kỹ thuật, trang thiết bị được vô trùng để tránh gây viêm nhiễm, biến chứng sau khi nhổ răng. Nhưng nhổ răng cháy máu nhiều là biến chứng do quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật, nên gây ra những ảnh hưởng hoặc những tổn thương nhất định cho vùng quanh răng gây ra chịu chứng chảy máu kéo dài sau đó. Vậy nguyên nhân nhổ răng cháy máu nhiều là do đâu, biện pháp xử lý lúc này nên như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
nguyen nhan nho rang bi chay mau
Nhổ răng bị chảy máu phải làm sao?

1. Nhổ răng chảy máu nhiều là do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân dẫn đến việc nhổ răng cháy máu nhiều có thể là do một trong các nguyên nhân sau:
– Đa số tình trạng chảy máu ở tại chỗ vết thương, máu có thể chảy từ một mạch máu nhỏ ở niêm mạc hay chảy từ màng xương, xương ở răng còn sót lại của những chóp chân răng gãy, mảnh xương ổ gãy hoặc tổ chức hạt ở vùng cuống răng.
– Sau khi nhổ răng, vết thương bị chảy máu nhiều từ những tổ chức viêm, mạch máu bị giãn ra do những thánh mạch biến đổi.
– Những vết thương rộng và rách nát thường chảy máu lâu, hoặc do vận động mạnh hoặc mút chíp ở răng nhổ.
–  Nhổ răng cháy máu nhiều có thể do nguyên nhân bệnh nhân mắc một số bệnh sau: thiếu vitamin K, xơ gan, các bệnh nhiễm khuẩn như sốt phát ban, viêm nội tâm mạc, viêm đa tủy xương.
– Chảy máu có thể gặp khi có u máu ở ổ răng hoặc phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt

2. Nhổ răng chảy máu nhiều cần xử lý như thế nào?

Để xử lý tình trạng nhổ răng cháy máu nhiều, bạn cần đến trung tâm nha khoa để gặp bác sĩ tư vấn nhổ răng điều trị sớm. Như vậy bác sĩ mới có thể thăm khám và xác định rõ nguyên nhân xảy ra hiện tượng chảy máu nhiều sau khi nhổ răng.
– Bệnh nhân và bác sĩ nên xem lại những lời khuyên của bác sĩ sau khi nhổ răng, bệnh nhân có thực hiện đúng hay không như: bệnh nhân có cắn bông kỹ trong 20 phút, có vi phạm những điều dặn dò sau mổ vì có thể bệnh nhân mút chíp, súc miệng mạnh, vận động mạnh ngay sau nhổ răng.
– Khám vết thương dể lấy hết máu cục trong miệng và ổ răng, xem chảy máu ổ răng hay ở niêm mạc (nếu chảy ở niêm mạc chỉ cần khâu lại là đủ), nên gây tê để khám kỹ được. Nếu cần phải chụp một phim X quang để biết nguyên nhân nhổ răng chảy máu nhiều là do đâu.
– Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ phải khám thật kỹ cho bệnh nhân và lấy sạch những cục máu đông, máu cục nơi răng để có thể quan sát rõ và kỹ vị trí nhổ răng.
–  Ngoài khám tổng quát bằng mắt thường, bác sĩ cần phải tiến hành chụp thêm Xquang để xác định tình trạng răng và khu vực nhổ răng.
– Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ nạo lại ổ răng thật kỹ, lấy sạch các tổ chức lạ trong vết thương, lau khô ổ răng và cho bệnh nhân cắn gạc chặt trong vòng 30 phút.
–  Nhổ răng chảy máu nhiều không được cầm sớm, bác sĩ sẽ cần phải khâu vết thương lại, khuyên bệnh nhân nằm đầu cao và nghỉ ngơi thư giãn sau khi nhổ răng 1, 2 ngày.
3. Phòng ngừa biến chứng chảy máu sau khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng, bệnh nhân nên lưu ý phải được thăm khám và chụp  X-Quang, xét nghiệm cần thiết trước khi nhổ răng: có bị bệnh tiền sử không, đang dùng thuốc gì có ảnh hưởng đến việc nhổ răng hay không…. Có như thế bác sĩ mới biết cách xử lý và phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng.
Để đề phòng ngừa nhổ răng chảy máu nhiều một cách tối đa, trước khi nhổ răng, khách hàng nên tham khảo và lựa chọn kỹ phương pháp nhổ răng mới, địa chỉ nhổ răng uy tín và có tay nghề. Có như thế mới tránh được hiện tượng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng.
Tại nha khoa , công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome sẽ kiểm soát được tất cả các biến chứng sau khi nhổ răng. Đây là cách nhổ răng không đau tiên tiến, mới nhất hiện có với những ưu điểm vượt trội sau:
– Với sự hỗ trợ của CN Laser Cool Light và máy khử khuẩn Extra AS thông minh, nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome giúp khách hàng thoát khỏi nỗi sợ đau răng muôn thuở.
– Các mũi siêu âm được đặt ở chế độ thông minh, nên chỉ tác động đến các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng, nên nhổ răng siêu âm không làm tổn thương đến mô, hay xương ổ răng.
–  Sóng siêu âm Piezotome được chứng minh là rất êm và dịu đối với các mô mềm, nên giúp tái tạo tế bào và kích thích liền thương nhanh, không sưng nề và giảm đau sau phẫu thuật tốt hơn.
– Thời gian cần thiết để các mũi siêu âm phân tách răng là rất ngắn chỉ khoảng vài phút, nên tổng thời gian nhổ răng bằng máy siêu âm có thể chỉ mất 10 – 15 phút/1 răng.
Được tạo bởi Blogger.