Hiển thị các bài đăng có nhãn trong-rang-implant. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao phải cấy ghép xương hàm khi trồng implant?





Khi trồng răng implant, vì sao phải cấy ghép xương hàm? Theo như nghiên cứu, khi bị mất răng, sau một giờ, xương hàm sẽ bị tiêu, không đủ độ chắc, không đủ cơ sở vững chắc cho trụ Implant bám vào, thì tỉ lệ đào thải của trụ Implant rất cao. Trong trường hợp này, phương pháp duy nhất để đảm bảo chất lượng cấy Implant, bắt buộc phải cấy ghép xương hàm.

Kết quả hình ảnh cho site:cayrangimplant.com
Cấy ghép xương hàm trong trồng răng Impplant là kĩ thuật bổ sung xương vào vùng xương hàm bị tiêu. Cấy ghép xương nhằm mục đích tăng thể tích, tăng bề rộng, tăng chiều dài của xương hàm, đảm bảo cho trụ Implant được vững chắc hơn.
Các loại xương thường dùng để cấy ghép xương hàm trong Implant
1. Xương nhân tạo
>>>Nha khoa tốt nhất tại gò vấp
Xương nhân tạo được làm từ san hô, thành phần chính trong xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate và có khả năng tự tiêu. Xương nhân tạo sẽ giúp tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Vì tính chất tự tiêu, nên xương tự thân sẽ dần phát triển thay thế xương nhân tạo.
>>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10
Thông thường trong 1 tháng xương nhân tạo phát triển được 1mm. Nếu sử dụng kỹ thuật cấy xương nhân tạo thì cần mất 6 tháng, xương hàm mới phát triển đủ điều kiện để cấy Implant và mất thêm 3-6 tháng để trụ Implant tích hợp với xương hàm. Như vậy tổng thời gian cấy Implant mất từ 9 tháng đến 1 năm.

Với kỹ thuật cấy ghép xương nhân tạo, bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật và sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian kéo dài. Ngoài ra, xương nhân tạo còn có nhược điểm dễ bị tiêu xương sau khi cấy, tính chất lý học không như xương thật, sự lành thương chậm, độ cứng và độ kết dính thấp, vùng nướu bao phủ xương cấy bị sẫm màu, không giống với nướu thật.

2. Xương dị loại

Xương dị loại là xương lấy từ động vật khác loài người. So với xương nhân tạo, xương dị loại có độ cứng cao hơn và ít bị tiêu xương hơn. Tuy nhiên, độ tương thích sinh học của xương dị loại không cao, vẫn có thể bị đào thải giống như xương nhân tạo.
3. Xương tự thân

Kỹ thuật ghép xương tự thân là sử dụng xương từ một bộ phận trên chính cơ thể bệnh nhân như xương chậu, xương hàm, xương sọ… Vì xương trên cùng một cơ thể nên khả năng tích hợp nhanh, khó bị đào thải. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật ghép xương tự thân. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này bệnh nhân sẽ phải cùng một lúc chịu hai vết thương, một ở vị trí lấy xương và một ở vị trí cấy ghép xương hàm.

4. Xương đồng loại

Xương đồng loại là xương người, do người hiến tặng, sau khi qua quy trình sử lý tạo thành một loại xương khô. Vì có cùng tính chất, nên xương đồng loại khắc phục được toàn bộ nhược điểm của các loại xương khác, không phải chịu nhiều vết mổ, nướu màu hồng tự nhiên, xương hàm có độ cứng chắc cao, khắc phục tình trạng tiêu xương, khả năng tích hợp lành thương nhanh, rút ngắn thời gian cấy Implant. Nhưng xương đồng loại lại có nhược điểm là khó tìm.

Chi phí cấy ghép xương hàm

Thông thường chi phí ghép xương hàm giao động trong khoảng 3-12 triệu, phụ thuộc vào loại xương mà trung tâm nha khoa sử dụng. Tuy nhiên, để hỗ trợ giảm một phần gánh nặng cho bệnh nhân, Nha Khoa sẽ ghép xương miễn phí cho bệnh nhân bị tiêu xương, thiếu xương.

Ngoài ra, còn một số hỗ trợ khác như miễn phí khám và chữa bệnh, miễn phí chụp CT, tặng răng sứ trên trụ Implant trị giá 1 triệu đồng, hỗ trợ miễn phí chỗ nghỉ cho bệnh nhân ở xa đến điều trị. Như vậy ngoài chi phí cho trụ Implant bệnh nhân hầu như không cần phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào khác.


Đặc biệt, xương cấy ghép tại Nha Khoa hoàn toàn là xương đồng loại. Như đã trình bày ở trên, nhờ cùng tính chất, khả năng tương thích cao. Nên cấy ghép xương hàm sẽ được thực hiện song song với cắm Implant, điều này giúp thời gian cấy Implant được rút ngắn rất nhiều. Tại Nha Khoa, thời gian phục hình răng Implant hoàn tất mất từ 1-3 tháng với loại Implant thông thường. Với Implant Noel Active, có khả năng tương thích cao chỉ mất khoảng 1-3 tuần, tùy cơ địa mỗi người.

Xương hàm quyết định đến chất lượng răng Implant vì vậy trước khi tiến hành phẫu thuật cấy Implant, tuyệt đối không bao giờ được bỏ qua bước chụp CT. Chụp CT sẽ giúp bác sĩ biết chính xác tình trạng răng hàm của bệnh nhân, mức độ bị tiêu xương cũng như lựa chọn trụ Implant có kích thước chiều dài phù hợp với xương hàm. Nếu không may bị mất răng, nên sắp xếp thời gian để bác sĩ khám càng sớm càng tốt. Tại Nha Khoa bệnh nhân sẽ được khám và chụp CT bằng công nghệ CT 3D ConeBeam hoàn toàn miễn phí.

Bài viết trên đây hi vọng đã cung cấp đủ cho các bạn một số thông tin bổ ích nên biết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Nguồn: http://cayrangimplant.com/nha-khoa-kim-dia-chi-nha-khoa-uy-tin-tai-quan-1/

Tất tần tật về các loại răng giả và lời khuyên

Hiện nay, làm răng giả hay cấy ghép răng giả bằng công nghệ Implant khá phổ biến. Tuy nhiên, điều mọi người quan tâm là sự lựa chọn răng giả tốt, bền và giá cả hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về việc lựa chọn loại răng và chọn kỹ thuật phục hình


1. Nên làm răng giả loại nào tốt: Cách chọn loại răng?
Chiếc răng giả thay thế cho răng thật cần đảm bảo được 3 tiêu chí là màu giống màu răng (đảm bảo tính thẩm mỹ), chịu lực tốt (đảm bảo ăn nhai) và không kích ứng thay đổi tính chất (duy trì tuổi thọ).

Hướng dẫn chính xác nên làm răng giả loại nào tốt? 1
>>> Kinh nghiệm làm răng implant
Các loại mão răng giả khác nhau có tính chất khác nhau

Hiện nay, chỉ răng sứ không kim loại là có thể đáp ứng được tốt nhất và đầy đủ các yêu cầu của một chiếc răng giả thay thế cho răng sinh lý.

Vì chất liệu sứ đồng chất, chế tạo từ phôi sứ tự nhiên lành tính, đã qua nung ở nhiệt độ cao nên chịu lực rất tốt, lại có nhiều cấp độ màu nên có thể dễ dàng lựa chọn được phôi sứ có màu trùng với màu răng của từng người.
>>> Chi phí làm răng giả
Một số dòng răng sứ thuộc loại này có thể sử dụng như răng sứ E.Max, Cercon, Venus,…

2. Nên làm răng giả loại nào tốt: Cách chọn kỹ thuật phục hình
Kỹ thuật phục hình đóng vai trò quyết định sự thành công của ca trồng răng giả. Kỹ thuật này cần đáp ứng được các yêu cầu trồng răng hạn chế tối đa xâm lấn răng và nướu, trồng răng bền chắc nhất nhưng phải phù hợp và tối ưu cho từng tình huống mất răng.

Hướng dẫn chính xác nên làm răng giả loại nào tốt?

Hiện có 3 kỹ thuật trồng răng có thể giúp làm răng giả là cầu răng, cấy Implant và răng tháo lắp.

– Cầu răng là cách dùng đến một nhiều cầu với số răng sứ nhiều hơn răng mất. Khi thực hiện, cần phải mài các răng thật kế cần răng mất. Cho nên nếu mất từ 3 răng trở nên thì không nên làm cầu răng độc lập vì sẽ phải mài nhiều răng và dùng đến các nhịp cầu nhiều răng sứ đắt đỏ.

Cầu răng chỉ nên áp dụng khi bị mất 1 – 2 răng trên toàn cung hàm, không áp dụng cho răng hàm số 7.

– Cấy ghép răng Implant là cách trồng thân răng giả tựa trên một trụ chân răng giả. Trụ chân răng này là Implant được cắm vào trong xương hàm thay thế cho vai trò của chân răng thật.

Implant không phải mài răng thật nên chỉ định phù hợp cho tất cả các trường hợp mất răng. Nó đặc biệt hữu ích khi bệnh nhân bị mất nhiều răng, vì có thể kết hợp Implant với cầu răng để giảm số lượng Implant ít hơn số răng mất thực tế.

– Răng tháo lắp là loại răng gắn trên nền nhựa hoặc khung kim loại. Loại này không bền chắc và chỉ phù hợp để áp dụng cho người cao tuổi. Càng ngày, loại hàm này càng ít được sử dụng.

3. Nên làm răng giả tại nha khoa uy tín
Nha khoa uy tín là nơi có thể phục hình cho bạn bằng các kỹ thuật hiện đại nhất và cung cấp các loại phôi sứ chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Tại nha khoa chúng tôi, khi tiến hành phục hình răng cho bệnh nhân, sẽ sử dụng các loại phôi sứ nhập khẩu chính hãng và được bảo quản đảm bảo. Do vậy, các bạn sẽ không phải lo lắng gì về chất lượng khi thực hiện cấy ghép răng giả ở nha khoa chúng tôi.

Được tạo bởi Blogger.