Hiển thị các bài đăng có nhãn lam-trang-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Đánh bóng răng có tốt không?

Bên cạnh cạo vôi răng thì đánh bóng răng được biết đến như một quy trình không thể thiếu sau khi cạo vôi, vậy mục đích lớn nhất của việc đánh bóng răng là gì?

Cạo vôi, đánh bóng răng là quy trình giúp lấy sạch vôi răng mà bạn nên thực hiện định kỳ. Vôi răng (còn được gọi là cao răng) được hình thành từ những mảng bám tồn tại lâu ngày trong miệng. Đó chính là mảnh vụn thức ăn dư thừa mắc lại trong kẽ răng, trên đường viền nướu mà bàn chải và chỉ nha khoa không thể làm sạch được.

Xem thêm
http://www.google.ca/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/

Mảng bám hình thành suốt 24h mỗi ngày vì việc ăn uống của chúng ta là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Khi mảng bám không được làm sạch, lâu ngày sẽ cứng dần và tạo thành cao răng.
Sự vôi hóa của lớp cao răng này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về nướu như: nướu đỏ, nướu bị sưng, chảy máu, hơi thở có mùi và nếu tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm nha chu, mất răng…

Một trong những giải pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh răng miệng là bạn nên đến trung tâm nha khoa để cạo vôi, đánh bóng răng mỗi 4 – 6 tháng/lần.
Lợi ích của việc cạo vôi đánh bóng răng.


Đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa, vệ sinh răng thường xuyên và kiểm tra sức khỏe răng miệng giúp bạn luôn có nụ cười rạng rỡ và hơi thở thơm tho. Ngoài ra, những thói quen trên còn giúp bạn ngăn ngừa được những bệnh về răng miệng và giảm nguy cơ mất răng. Lấy vôi răng một cách thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ những mảng bám, cao răng tích tụ và những mảng ố màu khỏi răng.

Dưới đây là 05 lý do bạn nên thực hiện việc cạo vôi-đánh bóng răng một cách thường xuyên.

Tiết kiệm chi phí. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa bệnh phức tạp về răng miệng trong tương lai và để lại những chi phí trong hóa đơn sẽ thấp hơn.
Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Viêm nướu răng được gây ra bỏi những mảng bám tích tụ trên răng dẫn đến sưng nướu và chảy máu răng.
Giảm các nguy cơ về đau tim và đột quỵ. Vi khuẩn có thể di chuyển vào máu làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ

Kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh về răng miệng thì việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ trở nên khó khăn. Bệnh tiểu đường và những bệnh về nướu thường có mối quan hệ với nhau. Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc bệnh về nướu và xương ổ răng sẽ tiêu đi nhanh chóng hơn bình thường.

Đau như thế nào khi tẩy trắng răng

Dịch vụ tẩy trắng răng hiện được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, giúp cải thiện màu răng ngả vàng trở nên trắng sáng. Có hai hình thức để tẩy trắng răng là tẩy ở nhà và tẩy ở nha khoa. Thế nhưng bạn lo ngại tẩy trắng răng như vậy có làm răng ê nhức hay không? Xin giải đáp cho bạn dưới đây


Tẩy trắng răng có đau không?

Với hai phương pháp tẩy trắng tại phòng và mang máng răng tại nhà thì cũng đều sử dụng thuốc tẩy trắng chuyên dụng. Để mang lại sự an toàn thì bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc nha khoa để khám và tư vấn trước. Vì các loại thuốc này chỉ lưu hành cũng như do bác sỹ chỉ định dùng để tránh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Với thuốc tẩy trắng tại phòng nha có nồng độ peroxide, hydrogen từ 25-35% cao hơn mang máng tẩy tại nhà, đó là một trong những thành phần chính làm trắng răng nhanh. Toàn bộ quá trình sẽ diễn ra trong khoảng 45-60 phút thì các hoạt chất từ thuốc tẩy trắng được kích thích và ngấm sâu làm thay đổi màu răng từ trong ra ngoài. Vì thế mà bệnh nhân sẽ thấy có cảm giác hơi ê buốt ở răng, nhưng mức độ sẽ tùy vào độ nhạy cảm cũng như cơ địa của từng người cảm nhận. Một điều nữa là trước khi tẩy bác sĩ sẽ cạo sạch vôi răng trong khoan miệng và dùng các dụng cụ chuyên dụng để cách ly nướu, môi cũng như chất bảo vệ.

tẩy trắng răng có đau không
>>> Làm trắng răng bằng dầu oliu

Bên cạnh những hiệu quả mà tẩy trắng răng mang lại thì người sử dụng cần lưu ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra ở liệu pháp này. Không hiếm người có cảm giác răng mình nhạy cảm hơn, có cảm giác ê buốt khi ăn phải các thức ăn nóng lạnh, hoặc màu sắc răng trở lại bình thường sau khi tẩy trắng răng,…Các tình trạng này xảy ra có thể do các nguyên nhân sau:

– Bệnh nhân không được kiểm tra, điều trị dứt các bệnh lý(mòn cổ răng, sâu răng, viêm lợi,.v.v.) trước khi tẩy trắng răng

– Quy trình tẩy trắng răng, che nướu chưa tốt, có thể làm thuốc dính vào vùng xung quanh.

– Không đủ trang thiết bị làm ảnh hưởng đến quá trình tẩy trắng.


Bạn nên lưu ý rằng: Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng hóa chất có nồng độ peroxide cao để để cắt đứt các chuỗi protein tạo màu có trong răng, giúp răng trắng sáng dần lên như lúc chưa nhiễm màu. Tuy nhiên, với tình trạng các sản phẩm làm trắng răng được bán rộng rãi trên thị trường hiện nay thì người tiêu dùng cần đánh giá được chất lượng của sản phẩm và lựa chọn cho mình phương pháp tẩy trắng răng nào là an toàn. Bạn tuyệt nhiên không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước tiến hành tự tẩy trắng răng tại nhà để tránh xảy ra các trường hợp không mong muốn.

Như vậy để không có tình trạng đau sau khi tẩy trắng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ về dịch vụ trước khi thực hiện.

Tẩy trắng răng đau như thế nào?

Do ăn uống sinh hoạt nên răng của bạn bị ố vàng đi. So với các các cách làm trắng răng bằng baking soda, muối ăn, chanh,... tuy an toàn nhưng thời gian đạt được kết quả lại dài. Bạn cần trắng răng nhanh chóng vậy hãy đến nha khoa để làm dịch vụ. Thế nhưng bạn lo lắng làm trắng răng có đau không?


Về cơ bản tẩy trắng răng không xâm lấn răng và mô nướu, cũng không làm tổn thương mô mềm trong miệng nên sẽ không gây đau. Tuy nhiên, do có sử dụng thuốc để tẩy màu răng nên sẽ ít nhiều có những kích thích nhẹ đối với men răng. Nếu những kích ứng này được kiểm soát tốt thì bạn sẽ không thấy đau hay ê buốt. Nhưng ngược lại, khi không kiểm soát được tác động của thuốc tẩy trắng thì người tẩy trắng răng sẽ cảm thấy bị kích ứng mạnh hơn.

Bạn lo lắng tẩy trắng răng có đau không?

Tẩy trắng răng cho dù là theo phương pháp đeo máng tẩy trắng răng hay bằng tia ánh sáng và tia laser thì cũng đều có một bước chung là phải dùng đến thuốc tẩy trắng chuyên dụng. Các loại thuốc tẩy trắng này chỉ lưu hành đối với các trung tâm nha khoa và do nha sỹ chỉ định dùng. Bạn sẽ không tìm thấy các loại thuốc này bán rộng rãi tại cửa hàng thuốc hay cửa hàng thiết bị y tế.

Lý do bởi vì thuốc tẩy trắng sử dụng ở phòng nha có nồng độ peroxide, hydrogen peroxide – một trong số những thành phần hóa học thiết yếu có khả năng làm trắng – cao hơn thông thường. Đối với gel hay bộ dụng cụ tẩy trắng răng tại nhà, nồng độ các chất trên chỉ khoảng 10 – 15% nhưng tại phòng nha thì do thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật chuyên môn cao nên nồng độ lên tới 22 – 35%.

Đặc biệt, nếu tẩy trắng bằng công nghệ Laser Whitening thì những tác động kích ứng của thuốc lên men răng sẽ được kiểm soát tốt với quy trình tẩy trắng đảm bảo theo tiêu chuẩn Quốc tế giúp bạn không phải lo lắng về vấn để tẩy trắng răng có đau không?
tẩy trắng răng có đau không
>>> Hướng dẫn sử dụng miếng dán trắng răng

Trước khi tẩy trắng, bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng, lấy cao răng và được cách ly răng khỏi môi, lợi cũng như bôi chất bảo vệ. Khi quy trình tẩy trắng răng diễn ra thì các hoạt chất từ thuốc tẩy trắng được kích hoạt và ngấm sâu vào thay đổi màu sắc của răng từ bên trong chứ không chỉ có tác dụng đối với bề mặt bên ngoài của răng. Chính các hoạt chất ở nồng độ mạnh lại được kích thích hoạt hóa khiến cho răng có cảm giác tê. Tùy thuộc vào độ nhạy cảm của từng người mà sự tê này tăng cao hay không, có thể khiến bệnh nhân thấy buốt ở răng.

Sau khi bạn bôi thuốc tẩy trắng, bạn chỉ việc đeo kính và nằm thư giãn trong khoảng 20 – 30 phút để chờ hoàn thành quy trình.

Laser Whitening sẽ đem đến cho bạn hiệu quả tẩy trắng răng với 4 ưu điểm sau đây:

– Giúp tẩy sáng răng, cho răng trắng đều và rất bền màu

– Công nghệ sử dung laser er nha khoa để kích hoạt thuốc tẩy trắng, không sinh nhiệt nên rất an toàn đối với răng và mô nướu. Hơn nữa, thuốc tẩy trắng có nguồn gốc tự nhiên, được kiểm soát ở nồng độ an toàn và được bình chọn là sản phẩm nha khoa 5 sao.

tẩy trắng răng có đau không

– Nhờ thành phần fluor có trong thuốc tẩy trắng và ánh sáng laser er mà men răng được bồi tụ thêm nên chắc khỏe hơn sau tẩy trắng răng

– Sau tẩy trắng, màu răng duy trì được nhiều năm mà không phải tẩy trắng lại.

Với công nghệ này bạn sẽ được tẩy trắng răng an toàn, hiệu quả và không ê buốt như so với khi sử dụng các kỹ thuật thông thường.

Như thông tin trên, bạn sẽ cần lo lắng có đau không khi tẩy trắng răng tại nha khoa uy tín.

Răng vàng ố được trị ra sao?

Răng vàng khiến bạn tự ti khi giao tiếp với người khác. Bạn không biết làm trắng răng ở đâu, thay vào đó tại sao không sử dụng cách làm trắng răng tại nhà. Những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.


Có 2 loại răng xỉn màu: nội sinh và ngoại sinh. Xỉn màu nội sinh là từ sâu bên trong cấu trúc răng và không thể cứu vãn bằng các phương pháp làm sạch răng thông thường. Xỉn màu ngoại sinh là tình trạng xỉn trên bề mặt của răng và có thể làm sạch bằng các phương pháp làm trắng răng.

1. Việc vệ sinh răng kém: Chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ tạo ra nhiều bệnh lý liên quan đến khoang miệng và do đó sẽ dẫn đến hệ lụy răng bị ngả sang ố vàng.
Sử dụng đồ uống có hại: những loại đồ uống như rượu vang, cà phê, trà…có thể làm cho răng bị đổi màu. Do đó, bạn cần hạn chế dùng những loại đồ uống này hoặc khi dùng xong nên súc miệng hoặc chải răng thật sạch để bảo toàn được độ trắng sáng cho hàm răng.

2. Tuổi tác: Theo thời gian thì men răng sẽ dần ngả sang màu vàng, đó là quy luật của tự nhiên.

3. Thuốc lá: Thuốc lá không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà hợp chất nicotine trong thành phần thuốc lá còn chính là “tác nhân” nhuộm vàng răng và gây ra hơi thở khó chịu.
Dược phẩm – một số loại kháng sinh và thuốc không kê đơn có thể gây đen hay xỉn màu răng mãi mãi. “Thủ phạm” thường gặp là kháng sinh tetracycline (gây ra màu răng vàng, nâu, đen hay xanh) và thuốc khánghistamine

Một số cách trị răng vàng đơn giản, mang lại hiệu quả như mong muốn:

1. Cách làm trắng răng với vỏ chuối
Nghe có vẻ lạ nhưng vỏ chuối chính là một người bạn tốt của hàm răng trắng bóng, bởi các hoạt chất có trong vỏ chuối hoạt động như một chiếc nam châm lấy hết đi những mảng bám vàng ố xấu xí trên răng của bạn để lại bởi quá trình ăn uống nhai nuốt.
Không chỉ có vậy, các vitamin D có trong chuối sẽ giúp cho răng chắc khỏe hơn rất nhiều. Tất cả những gì bạn cần làm là dùng vỏ chuối chà nhẹ nhàng lên răng của mình và để trong vòng 2 – 10 phút, sau đó đánh răng lại thật sạch và súc miệng, răng bạn sẽ trắng bóng và chắc khỏe không ngờ đấy! Chú ý không để chà vào phần lợi gây chảy máu.
Bên cạnh đó, mỗi khi bị đau răng bạn có thể tận dụng vỏ chuối để làm thuốc chữa đau răng, bằng cách dùng vỏ chuối rửa sạch, cho thêm đường phèn vào nồi đun cùng lượng nước vừa đủ, bắc ra để nguội, ngày uống hai lần chữa đau răng rất tốt.

Cách làm trắng răng bị vàng như thế nào

2 Cách làm trắng răng với quả chanh
Quả chanh cũng rất hữu ích trong việc làm trắng răng. Bạn hãy lấy vài giọt nước cốt chanh pha thêm muối rồi pha hỗn hợp này lên răng và chà rửa bằng bàn chả. Để nguyên trong vài rồi rồi sau đó súc miệng thật sạch với nước. Áp dụng phương pháp này hai lần một ngày, kéo dài đến hai tuần là bạn có thể loại bỏ hết mảng bám cũng như cao răng bám trên răng rồi đó!
Một cách khác cho bạn: xay nhỏ vỏ chanh rồi trộn với bột nở và muối tinh cùng nước, sau đó dùng như kem đánh răng bình thường. Bên cạnh đó có thể dùng bông thấm nước chanh và đánh nhẹ lên răng để thấy được sự thay đổi.

3 Cách làm trắng răng với  baking soda
Baking soda ngoài công dụng dùng để làm bánh và ưu điểm rẻ tiền, dễ kiếm thì còn là một trong những cách hữu hiệu nhất để làm trắng răng một cách tự nhiên.
Bạn chỉ cần dùng một lượng baking soda bằng nửa hạt đỗ, trộn cùng kem đánh răng và chải răng bằng hỗn hợp này ít nhất một lần trong ngày. Bạn nên ưu tiên chải răng bằng hỗn hợp vào ban đêm để loại bỏ sạch những mảng bám trong ngày, baking soda sẽ giúp làm trắng răng bạn hơn một cách rõ rệt. Và đừng quên súc miệng thật sạch để tránh lưu lại hỗn hợp trong răng.

4.Cách làm trắng răng với trái dâu
Thành phần của quả dâu tây có chứa rất nhiều axit malic giúp loại bỏ và ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trên bề mặt răng, làm răng luôn trắng sáng. Vì vậy, nên ăn 1 vài quả dâu tây ngay sau khi uống cà phê, rượu hay hút thuốc để răng không bị ố vàng.
Phương pháp làm trắng răng từ quả dâu tây vừa đơn giản, vừa an toàn, tiết kiệm lại không gây ra các tác dụng phụ cho răng. Bạn có thể làm trắng răng mình từ quả dâu tây theo hướng dẫn sau:
– Lấy 1 quả dâu tây chín, nghiền thật nhỏ. Cho thêm 1 thìa cà phê nước trà loãng hoặc 1 thìa cà phê nước muối, sau đó trộn đều.
– Dùng bàn chải đánh răng bôi đều hỗn hợp lên bề mặt răng. Giữ trong khoảng 5 phút. Sau đó chải răng thật sạch với kem đánh răng.
Táo là một loại trái cây có thể chà xát răng của bạn như một chiếc bàn chải đánh răng và làm cho răng của bạn trông trắng hơn. Hãy cố gắng ăn một hoặc hai quả táo mỗi ngày để loại bỏ các vết ố vàng lưu trữ trên răng của bạn. Khi ăn một quả táo hãy nhai chúng kĩ để các chất axit của quả táo và phần thịt táo thô ráp giàu chất xơ có thời gian hoạt động trên răng của bạn, giúp loại bỏ các vết bẩn ố vàng.
Ngoài táo, bạn cũng có thể ăn các loại thực phẩm giòn khác như cà rốt sống, dưa chuột và bông cải xanh.

5. Cách làm trắng răng với Húng quế
Lá húng quế có tính chất làm trắng và do đó nó có thể được sử dụng để làm cho răng của bạn trắng sáng hơn. Đồng thời húng quế cũng có thể bảo vệ răng của bạn khỏi các vấn đề của nướu như bị mưng mủ. Lấy vài lá húng quế và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời trong vài giờ.
Một khi lá hung quế đã khô bạn cần phải xay chúng thành bột. Hãy trộn bột này vào bàn chải đánh răng hàng ngày của bạn và sau đó sử dụng nó để đánh răng. Một cách khác là trộn bột lá húng quế với dầu mù tạt thành hỗn hợp sền sệt và sau đó sử dụng nó để làm sạch răng của bạn.

6. Cách làm trắng răng với Muối
Muối là một trong những yếu tố làm sạch răng cơ bản được sử dụng ở mọi lứa tuổi vì nó giúp bổ sung các khoáng chất bị mất trên răng và giúp chúng lấy lại độ trắng bóng tự nhiên. Bạn có thể sử dụng muối thường xuyên vào mỗi buổi sáng như một loại thuốc đánh răng thay vì kem đánh răng.
Một cách khác là trộn muối chung với than củi và sau đó sử dụng nó để đánh răng thường xuyên. Bạn cũng có thể trộn muối chung với bột nở và sau đó sử dụng nó để chà răng nhẹ nhàng giúp giảm màu vàng ố tích lũy trên răng của bạn.
Khi sử dụng muối, bạn cần phải cẩn thận vì muối có thể gây hư tổn cho nướu răng và men răng nếu sử dụng 1 cách thô bạo.

.Những cách trên làm trắng răng an toàn nhưng cần thời gian dài để có kết quả tốt.


Sở hữu một hàm răng tuyệt đẹp bằng các tuyệt chiêu sau

Muốn có một nụ cười đẹp thì bạn phải sỡ hữu một hàn răng trắng đẹp. Dưới đây sẽ là những bí kíp giúp bạn có được một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe.

1. Tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp là gì?
Nếu khuôn mặt có những tiêu chí chí riêng để đánh giá độ hài hòa và cân đối thì hàm răng đẹp cũng có những “tỷ lệ vàng” riêng của nó. Dựa vào đây, chúng ta sẽ biết được cần phải làm những thủ thuật gì, áp dụng các biện pháp chỉnh sửa ra sao để hàm răng trở nên đẹp và khỏe khoắn hơn. Tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp bao gồm:
Theo quan niệm của nha khoa hiện đại, hàm răng đẹp trước tiên phải là hàm răng khỏe mạnh. Có nghĩa là hàm răng phải đạt độ đều đặn, vòm khum răng chuẩn và không bị bệnh lý răng miệng. Chính vẻ đều đặn của khuôn răng vừa tạo ra cảm giác khỏe khoắn lại vừa là điều kiện tốt nhất để chăm sóc răng được chu đáo và triệt để, giúp phòng tránh hiệu quả các vấn đề bệnh lý răng miệng.
Sự nâng cao của điều kiện sống và quan niệm thẩm mỹ đòi hỏi rằng hàm răng cũng chỉ đẹp nhất khi màu răng trắng sáng và tự nhiên. Hàm răng trắng sáng chứng tỏ rằng nền răng và men răng rất chắc khỏe, khó bị xâm nhập bởi các phân tử gây đổi màu răng luôn có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm. Độ trắng sáng của răng cũng cho thấy là chế độ chăm sóc răng miệng của chủ nhân khá đảm bảo.
Vẻ đẹp của hàm răng còn phải đặt trong thế tương quan của tất cả các răng và của cả hàm răng với môi và khuôn mặt. Cụ thể gồm:
– Chiều dài và độ rộng của các răng đạt chuẩn ở vị trí riêng của nó (răng cửa chính to hơn răng cửa phụ, răng nanh nhọn hơn răng cửa,…).
– Các răng phải mọc đúng thế và chiều ở vị trí cụ thể, tạo nên độ đều đặn nhưng đồng thời có sự chuyển hướng từ răng cửa chính vào răng nanh tới răng hàm nhỏ để có độ khum vòm răng đẹp nhất.
– Các cạnh răng sát khít, đều tăm tắp nhau, rìa răng cửa bên cao hơn rìa răng cửa chính và răng nanh.
– Đường đi qua kẽ răng của chính 2 hàm sẽ chia khuôn mặt thành hai nửa đối xứng.
– Nướu không bị lộ hoặc chỉ lộ rất ít khi cười. Bờ cạnh cắn hàm trên chạm tới đường viền môi dưới. Khoảng cách từ mặt ngoài răng số 4 tới khóe mép là nhỏ nhất khi cười.
2. Tiết lộ bí kíp để bạn có một hàm răng đẹp
Răng là cấu trúc cứng chắc nên gần như không thể điều chỉnh bằng những cách thông thường hay bằng mẹo nếu đã xảy ra sai lệch và bị khiếm khuyết từ khi mọc răng. Vì thế nếu muốn điều chỉnh để có hàm răng đẹp thì chỉ có cách duy nhất là ứng dụng các kỹ thuật nha khoa để sửa về hình thể, thế răng, phương răng, màu răng và các tương quan chi tiết giữa răng, môi và nướu. Những cách điều trị cụ thể sau đây sẽ là “bí kíp” hữu ích cho bạn nhé!
Nếu hàm răng của bạn bị ố vàng, xỉn màu không đẹp mắt, khiến bạn cười thiếu tự tin thì tẩy trắng răng sẽ là gợi ý lý tưởng nhất. Chỉ mất khoảng 20-60 phút thôi thì hàm răng của bạn đã trở nên trắng sáng. Với tẩy trắng răng thông thường sẽ suy trì được khoảng 2-3 năm, lâu hơn có thể lên đến 5 năm nếu bạn lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng hiệu quả.
Mài răng:
Cách này ít được ứng dụng và thường chỉ sử dụng khi răng gặp phải những khiếm khuyết rất nhỏ như hơn bị khấp khểnh, răng dài, rìa răng không đẹp,…
Với phương pháp mài răng, chiếc răng của bạn sẽ được mài cho nhỏ hoặc ngắn bớt để tạo hình lại thân răng. Cách này cần phải mài cùi răng nên dễ gây xâm lấn răng thật, làm suy giảm chức năng ăn nhai nên mài răng không phải là cách bác sĩ khuyến khích để mang lại cho bạn một hàm răng đẹp.
2 Làm mặt dán hoặc bọc răng sứ:
Đây là cách dùng vật liệu sứ để tạo hình lại răng giúp khi nhìn từ bên ngoài hàm răng sẽ đẹp hơn. Những chiếc thân răng bằng sứ và mặt dán sứ sẽ che đi răng thật bên trong, giúp thẩm mỹ được hình thể răng và làm răng trắng sáng hơn.
Cách này áp dụng được cho khá nhiều khiếm khuyết của răng như:
+ Răng xỉn màu, nhiễm Tetracyline, Fluor
+ Răng khấp khểnh nhẹ, kích cỡ răng không chuẩn, răng có mặt ngoài gồ lõm không đều.
+ Răng bị mòn men và có nhiều rãnh cắt, răng sứt mẻ,…
Tuy nhiên, để thực hiện được cách này bạn phải chấp nhận mài mô răng. Cũng có nghĩa bạn sẽ phải mang mặt dán và răng sứ trọn đời.
Để có hàm răng đẹp bạn có thể niềng răng thẩm mỹ
Đây là giải pháp có thể giúp cho tương quan giữa các răng đạt tỷ lệ chuẩn hơn, vòm răng có độ khum đẹp và hài hòa với khuôn mặt hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể chỉnh được thế và phương răng, vị trí răng mà không làm thay đổi được hình thể và màu răng.
Niềng răng áp dụng cho trường hợp răng khấp khểnh, răng mọc sai vị trí, răng hô vẩu, răng móm, răng rìa, răng khểnh, chen chúc, răng thưa, răng cao thấp,… Khi niềng, bạn sẽ buộc phải gắn các khí cụ trên răng để kéo chỉnh trong thời gian dài.
Trám răng thẩm mỹ cho hàm răng đẹp như ý:
Đây là cách dùng vật liệu nhân tạo có màu giống màu răng để thẩm mỹ lại một số những khiếm khuyêt như răng thưa nhẹ, răng mòn men, răng tổn thường mất mô răng, răng sứt mẻ, bệnh lý sâu răng… Biện pháp này thực hiện nhanh, tiết kiệm chi phí nhưng có độ bền không cao.
Để khắc phục nhược điểm không bền lâu, công nghệ trám răng Laser Tech đã ra đời, miếng trám có độ bền lâu dài, không bị bong bật hay cong vênh khi bị kích thích nhiệt. Trên thực tế tại Bệnh viện RHM Sài Gòn cũng đã áp dụng trám răng cho rất nhiều khách hàng và cho hiệu quả cao vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng trám răng với Laser Tech. Bởi những ưu điểm này mà nếu răng của bạn chỉ khiếm khuyết nhỏ thì trám răng là lựa chọn vô cùng lý tưởng.
Với mỗi biện pháp thẩm mỹ để có hàm răng đẹp, bác sỹ tại Trung tâm sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại tương ứng để đạt hiệu quả thẩm mỹ răng tốt nhất cho khách hàng.

Hãy đến với Bệnh viện RHM Sài Gòn để sở hữu một hàm răng trắng sáng, giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.


Được tạo bởi Blogger.