Đau răng sưng má dường như là tình trạng khá phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải. Những cơn đau răng dai dẳng, kéo dài khiến bạn chán ăn, mệt mỏi và ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt, lao động hằng ngày. Vậy đau răng sưng má do đâu và khi gặp phải hiện tượng này nên làm gì để giảm đau và cải thiện dứt điểm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Làm rõ nguyên nhân đau răng sưng má do đâu?
Đau răng dai dẳng khiến vùng má của bạn bị sưng tấy, khó chịu và nguyên nhân của tình trạng này không chỉ có 1 mà ở nhiều lý do khác nhau. Cụ thể:
Đau răng sưng má do răng bị sâu: Khi răng bị vi khuẩn tấn công, phá vỡ và ăn mòn men răng, gây ra các lỗ sâu răng nhỏ và lớn gây đau nhức răng dữ dội, vùng lợi bị sưng tấy khó chịu. Những cơn đau răng có thể khiến bạn đứng ngồi không yên, gây sưng má và thậm chí đau giật theo nhịp tim nếu bị viêm tủy.
Đau răng sưng má do viêm nha chu: Do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, hình thành các mảng cao răng dưới nướu gây kích ứng và làm nướu răng bị viêm sưng. Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ gây nên tình trạng tụt nướu, tạo thành các túi mủ trên răng, phần nướu dần tách khỏi răng gây ra những cơn đau buốt âm ỉ, kéo dài.
Đau răng sưng má do răng khôn mọc lệch: Khi răng khôn mọc lên nhưng thay vì mọc thẳng đều, nó lại mọc lệch, mọc xiên qua các kẽ răng bên cạnh gây nên viêm nhiễm và tạo thành những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí kèm theo sốt, sưng má. Hàm có dấu hiệu cứng lại, khó vận động cơ hàm để ăn uống.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng sưng má, khi thấy răng bị đau bạn nên đứng trước gương há miệng rộng và quan sát thật kỹ những triệu chứng trong khoang miệng, có lỗ răng sâu túi mủ nào không, hay là do răng khôn mọc lên gây đau răng.
Bài viết khác
- Trẻ bị sưng nướu răng phải làm sao
- Đốm trắng trong miệng của trẻ là bệnh gì
Cách làm giảm đau răng sưng má hiệu quả tức thì
- Giảm đau răng sưng má bằng phương pháp tự nhiên tại nhà
Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng gây tê và làm mất đi cảm giác đau nhức nhanh chóng. Bạn chỉ cần cho một vài cục đá vào chiếc khăn hoặc túi chườm. Sau đó đặt bên ngoài vùng răng bị đau từ 5 – 7 phút, cảm giác đau sẽ tự tự giảm dần và tan biến, vùng má cũng sẽ đở sưng hơn.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Không chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, sát trùng ổ viêm mà còn giúp giảm các cơn đau nhức răng hiệu quả. Sau khi vệ sinh răng miệng, chải răng sạch sẽ bạn chỉ cần ngậm nước muối ấm khoảng chừng 4 – 6 phút, sau đó nhổ ra cơn đau sẽ giảm đi đáng kể đấy.
Sử dụng tỏi để làm giảm đau răng: Bạn chỉ cần thái tỏi thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng răng bị đau. Ngoài ra, nhai 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, cũng như giảm đau răng hiệu quả.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét