Răng sâu bị vỡ lớn thường có ba cách xử lý đó là trám răng, trám răng lấy tủy hoặc nhổ răng. Yếu tố đầu tiên trong nha khoa là bảo tồn răng bằng mọi cách có thể, tuy nhiên nếu như răng bị sâu quá nặng gây viêm tủy và có nguy cơ để lại biến chứng nếu không xử lý kịp thời.
1. Răng sâu xuất phát từ đâu?
Răng bị sâu có nguyên do chủ yếu xuất phát từ sự hoạt động của vi khuẩn có tên là Streptococcus Mutans trong khoang miệng. Các vi khuẩn này thường lưu trú trên những mảng bám cao răng không được làm sạch. Chúng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Chính các acid này sẽ hòa tan men răng và ngà răng khiến cho phần thân răng bị sâu. Khi vi khuẩn tồn tại càng nhiều thì tình trạng sâu càng nặng.
Bạn đầu răng sâu không có biểu hiện gì cụ thể do bệnh diễn tiến âm thầm. Khi phát hiện ra lỗ sâu màu đen trên mặt nhai và thân răng cùng với cảm giác sâu răng đau buốt và răng sâu bị chảy máu thì tình trạng phá hủy mô răng đã khá nghiêm trọng. Dần dần phần mô răng sẽ bị ăn mòn dần tới tủy gây sốt, chảy máu cũng như buốt nhói lên tận óc. Từ đây, các biến chứng cũng có thể xuất hiện.
2. Làm gì khi răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu?
Bảo tồn răng là nguyên tắc đầu tiên cần phải tuân thủ khi điều trị bệnh lý nha khoa. Với những răng bị vỡ mẻ nhỏ, vết sâu chưa nghiêm trọng thì có thể dùng vật liệu nha khoa để trám bít lại. Tuy nhiên, trường hợp Răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu thì hàn răng không mang lại hiệu quả, dễ bị bong tróc, do đó bọc răng sứ sẽ là giải pháp răng sâu bị tổn thương nặng gây đau buốt.
Trước khi tiến hành bọc răng, nạo sạch vết sâu sẽ là thao tác được thực hiện đầu tiên nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng chứa vi khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây bệnh trở lại. Một mão sứ chế tạo theo đúng dấu răng sẽ giúp bao phủ toàn bộ phần thân răng. Mão sứ này có chức năng bảo vệ răng bị tổn thương khỏi những tác động bên ngoài cũng như giúp phục hình cho răng rất thẩm mỹ.
Khi tủy răng bị viêm cần điều trị nội nha trước tiên
Việc thực hiện bọc răng sứ chỉ được tiến hành khi phần răng sâu không vỡ quá nửa thân răng và chân răng còn tốt, không bị lung lay. Trường hợp vết sâu lan xuống tủy gây viêm tủy cấp thì việc điều trị nội nha cần được tiến hành trước tiên để bảo tồn răng.
3. Trường hợp nào cần nhổ răng sâu?
Trường hợp răng sâu quá nặng , răng sâu bị vỡ lớn không thể bảo tồn thì bắt buộc bạn phải nhổ bỏ răng sâu để tránh biến chứng. Thông thường, khi phần răng sâu mất nhiều mô, vi khuẩn sẽ xâm lấn đến ống tủy, gây kích ứng và viêm tủy cấp. Biểu hiện cụ thể của trường hợp này là cảm giác đau buốt dữ dội, kéo dài thành từng cơn, nhói lên tận óc, đặc biệt là về đêm.
Khi phần răng răng bị mất mô quá nhiều, bị lung lay và không thể tiến hành bảo tồn cũng như viêm tủy gây áp xe thì nhổ bỏ là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt. Biến chứng của tình trạng này không chỉ gây mất răng mà còn viêm nhiễm đến phần xương hàm và làm lung lay các răng kế bên.
4. Nhổ răng sâu bị vỡ lớn bằng công nghệ mới nhất
Hiện nay, với kỹ thuật nhổ răng Piezotome thì việc nhổ răng sâu bị vỡ lớn không còn là nỗi sợ hãi của bệnh nhân khi đối mặt với các biến chứng có thể xảy ra. Trước khi tiến hành nhổ răng, thao tác chụp X-quang sẽ giúp nha sỹ xác định chính xác tình trạng răng miệng, có ảnh hưởng đến dây thần kinh ở phía chân răng hay không, từ đó đảm bảo cho ca nhổ răng diễn ra an toàn và nhẹ nhàng nhất.
Nhổ răng bằng máy siêu âm đảm bảo an toàn, không biến chứng
Nhổ răng bằng máy siêu âm đảm bảo an toàn, không biến chứng
Công nghệ mới nhổ răng bằng máy siêu âm không tiến hành nhổ toàn bộ phần thân răng sâu bị vỡ lớn mà dùng mũi siêu âm với tần số biến điệu cao giúp làm đứt hệ thống dây chằng nha chu ôm giữ chân răng. Khi phần dây chằng bị đứt thì việc lấy răng ra theo từng phần sẽ đơn giản và nhẹ nhàng. Chính bởi thao tác nhổ răng không cần tách nướu nhiều, không xâm lấn xương hàm nên có thể hạn chế đau nhức tối đa cho bệnh nhân và thời gian lành thương cũng khá nhanh.
Sau khi nhổ răng, tốt nhất bạn nên đi trồng răng implant càng sớm càng tốt để đảm bảo ăn nhai và hạn chế tình trạng tiêu xương hàm.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét