1. Khám phá ý nghĩa của chiếc răng khểnh
Răng khểnh có ý nghĩa như thế nào mà nhiều người lại muốn đi trồng răng khểnh giả? Trên thực tế răng khểnh là chiếc răng nanh nhưng mọc chếch lên trên nướu răng do bẩm sinh và trong quá trình mọc răng vĩnh viễn có sự sắp xếp lệch lạc khiến nó bị lệch ra khỏi cung hàm đều khít so với các răng khác.
Thông thường răng khểnh chỉ có một chiếc răng bị mọc lệch nhưng cũng có một số trường hợp có 2 răng khểnh và hình dáng của răng khểnh sẽ phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của các mầm răng vĩnh viễn
Răng khểnh có ý nghĩa tạo nên nét duyên dáng và thu hút ánh nhìn từ người đối diện, đặc biệt khổ chủ của chiếc răng khểnh là các bạn gái. Đó cũng là lý do mà những bạn gái may mắn sở hữu răng khểnh thường được đánh giá là người đẹp dịu dàng, duyên dáng và ý nhị.
2. Có nên trồng răng khểnh giả không?
Răng khểnh tạo nên một nụ cười duyên cho chủ nhân, đặc biệt là những bạn nữ. Vì thế hiện nay, trồng răng khểnh cũng có thể được coi là trào lưu làm răng thẩm mỹ mới được nhiều bạn gái ưa chuộng.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện trồng răng khểnh giả, bởi với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa như ngày nay thì việc tạo răng khểnh đẹp tự nhiên không còn là vấn đề quá khó khăn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của khách hàng.
3. Những phương pháp trồng răng khểnh giả phổ biến hiện nay
Hiện nay, trồng răng khểnh giả được nhiều người tin tưởng lựa chọn hơn, có 2 phương pháp trồng răng khểnh giả phổ biến sau:
- Trồng răng khểnh giả hàn trám bằng chất liệu composite đắp ở bên ngoài
Với phương pháp trồng răng khểnh giả này các nha sỹ sẽ tiến hành đưa vật liệu trám lên phần răng nanh và đắp composite, chỉnh sửa cho đến khi tạo được chiếc răng khểnh ưng ý sẽ chiếu đèn laser để đông cừng vết trám.
Phương pháp này đơn giản và chi phí rẻ, đặc biệt, khi bạn cảm thấy không còn thích thú với chiếc răng duyên thì hoàn toàn có thể nhờ nha sĩ tháo composite ra để hàm răng trở lại đều, thẳng bình thường. Tuy nhiên, khi đắp composite bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách nếu không rất dễ gây ra các vấn đề răng miệng ở vị trí răng khểnh giả, đặc biệt là cảm giác hôi miệng.
- Làm răng khểnh bằng bọc răng sứ tạo răng khểnh giả
Với phương pháp trồng răng khểnh giả ở vị trí răng số 2 này bác sĩ sẽ mài nhỏ răng đi và được thực hiện 2 mão răng kép: 1 mão răng sẽ thay thế răng số 2 đã được mài nhỏ, 1 mão răng sẽ dính vào phần trên của mão răng thứ nhất và nằm ở trên nướu, hướng ra ngoài để tạo thành răng khểnh.
Đây là cách tạo răng khểnh cố định, tức là mão sứ được chụp cố định lên răng thật. Nếu bạn muốn tháo ra thì thao tác cũng phức tạp hơn nhiều so với cách đắp composite. Muốn đảm bảo cho răng khểnh chụp bọc ăn nhai một cách bình thường và không bị cộm cấn khó chịu thì kỹ thuật thực hiện của bác sỹ đóng một vai trò rất quan trọng.
Tại Bệnh viện RHM Sài Gòn, độ bền của răng khểnh rất lâu nếu như được thực hiện theo công nghệ CT 5 chiều cho phép tạo ra hình dáng răng khểnh một cách chính xác, thẩm mỹ nhất. Đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường mà không gây nên bất kỳ cảm giác cộm cấn nào.
4. Những điều cần lưu ý sau khi trồng răng khểnh giả
Sau khi trồng răng khểnh giả, để đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn cần lưu ý rất nhiều đến việc chăm sóc răng hàng ngày đúng cách, để có thể làm sạch những mảng bám trên răng khểnh một cách tốt nhất:
- Chải răng đúng cách ngày 2-3 lần, chú ý chải sạch chỗ răng khểnh tạo kẽ
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn giắt lại ở kẽ răng.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm, hoặc các dung dịch súc miệng được bác sĩ nha khoa khuyên dùng.
- Nên đi thăm khám, kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể kiểm tra lại độ khít của răng khểnh, phát hiện ra các bệnh lý có thể xảy ra một cách sớm nhất.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét