Khoan răng đính đá - chịu chơi nên phải chịu khổ

Hàm răng trắng, đều đặn chưa đủ. Muốn được dân chơi vị nể, bạn phải gắn thêm những viên đá nhiều màu hay kim cương bằng cách khoan răng đính đá. Nhưng theo các bác sĩ, mốt mới này làm cho bộ máy tiêu hóa hoạt động kém đi.



Khoan răng đính đá


Hàm răng trắng, đều đặn chưa đủ. Muốn được dân chơi vị nể, bạn phải gắn thêm những viên đá nhiều màu hay kim cương. Nhưng theo các bác sĩ, mốt mới này làm cho bộ máy tiêu hóa hoạt động kém đi.
Thông thường, công đoạn để gắn đá hoặc kim cương vào răng được tiến hành theo một quy trình nhất định. Đầu tiên, sau khi tiêm thuốc gây tê, bác sĩ sẽ khoan một hoặc vài lỗ nhỏ trên răng bằng đường kính của viên đá (tùy theo nhu cầu gắn một viên đá hay nhiều viên thành hình hoa). Sau khoảng 3-5 phút, bác sĩ chiếu đèn halogen, và phun một loại keo nha khoa để gắn chặt viên đá vào răng.

Nhưng một số bạn trẻ hiện nay thường đắp thêm một lớp sứ tạo răng khểnh giả hoặc bọc răng lại rồi mới gắn đá. Các loại đá gắn vào răng có nguồn gốc Thái Lan hoặc Mỹ, thường có màu tím nhạt, đỏ, hồng, xanh mắt mèo, trắng với giá từ 50.000 đến 100.000 đồng/viên. Nếu chịu chơi hơn, bạn có thể dùng những viên kim cương có kích thước 2-3 ly, giá khoảng 600.000 - 900.000 đồng/viên.

Theo lời chị Hồng Vân, giám đốc một trung tâm dạy nghề và trang điểm, thẩm mỹ, việc gắn kim cương, đá quý vào răng phụ thuộc vào nhiều kiểu răng và hầu bao của khách hàng.

Đa phần khách hàng chọn giải pháp mua đá tại các tiệm vàng, rồi đến các trung tâm thẩm mỹ gắn đá lên răng với chi phí khoảng 100.000 đồng/lần, giảm hơn nhiều khi khoan răng đính đá tại các cơ sở có uy tín. Nhiều người trong số họ trở thành “khổ chủ” với những chiếc răng hoạt động không theo ý muốn của mình.


Bác sĩ Thanh Hà, Phó trưởng khoa Phục hình Bệnh viện Răng hàm mặt Hà Nội, cho biết việc khoan răng đính đá cũng có tác động nhất định đến bộ nhai. Đây là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao cộng với trang thiết bị hiện đại. Nếu một nha sĩ có kỹ thuật tốt thì việc khoan răng đính đá gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Song hiện nay ở nhiều cơ sở, nhân viên không được đào tạo cơ bản, thiếu chuyên môn và trang thiết bị máy móc nên chất lượng khoan răng đính đá không bảo đảm.


Nhiều trường hợp khoan răng đính đá “cười” chưa đủ một tuần đã có vấn đề như: không ăn được thức ăn cứng, đến lúc đánh răng thì “đá đi còn răng ở lại”. Nếu không tiếp tục đi gắn đá lại, lâu ngày thức ăn rơi vào vết khoan, ứ đọng và gây sâu răng. Ngoài ra, với những người răng yếu, việc mài, giũa để gắn đá có thể gây tê buốt mỗi khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.


Đắp răng khểnh trước khi gắn đá cũng là một sai lầm. Xét về vị trí, chiếc răng này không khớp với hàm, làm cho thức ăn giắt vào kẽ răng hoặc đôi khi cắn vào môi, gây khó khăn trong việc ăn uống.

Khoan răng đính đá cũng khiến cho việc ăn uống trở nên không thoải mái vì sợ thức ăn giắt vào xung quanh đá, sợ rơi đá... dẫn đến không ngon miệng, tiêu hóa kém.


Bác sĩ KIM cũng cho biết, người khoan răng đính đá lên răng phải luôn tuân thủ nguyên tắc kiêng những món ăn quá cứng như xương, kiêng uống cà phê, các loại rượu màu. Khi đánh răng, phải thận trọng không để va chạm mạnh. Tuổi thọ đá gắn vào răng chỉ kéo dài trong vài năm, tùy thuộc vào sự giữ gìn của mỗi cá nhân.


Theo: Sức Khỏe và Đời Sống

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.