Trám răng thẩm mỹ là một giải pháp hoàn hảo giúp phục hồi răng về cả phương diện chức năng và thẩm mỹ giúp bạn thêm rạng rỡ, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như nhiều phương diện khác trong cuộc sống.
Trám răng là kỹ thuật không chỉ phục hồi lại hình dạng chức năng nhai mà còn trả lại cho răng màu sắc tự nhiên, thậm chí có thể che đậy những khuyết điểm của men răng. Đây là phương pháp sử dụng vật liệu để trám mà không hề gây cho bạn cảm giác đau hay khó chịu, và được nghiên cứu là không gây hại cho cơ thể.
Trám răng thẩm mỹ an toàn hiệu quả
Những trường hợp nào nên trám răng?
- Răng bị sứt mẻ, vỡ nhỏ.
- Răng sau điều trị lỗ sâu, viêm tủy.
- Răng bị mòn men, hở kẽ nhỏ.
- Khi điều trị bọc răng sứ cho răng sâu vỡ lớn.
Các hình thức của trám răng thẩm mỹ:
- Trám phục hồi: là bổ sung men răng nhân tạo để khôi phục vào phần men răng bị hỏng, thường áp dụng cho các răng bị vỡ, mẻ, sau điều trị răng sâu, bị mòn men,…
- Trám để làm trắng và bóng răng: là dùng một lớp men răng mỏng phủ lên toàn bộ thân răng để che đi những chiếc răng bị vàng ố, xỉn màu.
- Trám răng để chỉnh lại hình thể răng: là dùng men răng nhân tạo để tạo hình thân răng cho đẹp hơn đối với những chiếc răng có hình thể không đẹp
- Trám răng ngừa bệnh lý: là biện pháp dùng men răng để phủ bên ngoài răng nhằm cách ly răng với các tác động có hại từ axit, thực phẩm, lực nhai, nhiệt độ...
Quy trình trám răng cửa thẩm mỹ
1.Bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chổ răng cần phục hồi (Etching),
2. Phủ một lớp keo tạo độ dính (bonding),
3. Chiếu đèn quang trùng hợp cho lớp keo bonding khô.
4. Trám bằng composite từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo từng răng), điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng,
5. Chiếu đèn quang trùng hợp đề composite và răng tạo thành một khối liền nhau.
6. Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng
Vật liệu trám có nhiều màu để lựa chọn, nên bác sĩ sẽ chọn màu phù hợp với răng trông rất tự nhiên như răng thật của bạn. Do phải trám nhiều lớp mỏng, nên quy trình trám này lâu hơn một chút so với trám Amalgam. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-măng (tuy nhiên vẫn kém hơn Amalgam). Do vậy có thể dùngcomposite để trám nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét